Untitled Document
Hôm nay, 11/5/2024
   
 
   
   
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 

  Tên nhiệm vụ Nghiên cứu, đánh giá bước đầu tìm kiếm nước dưới đất ở độ sâu lớn hơn 80 mét và đề xuất giải pháp bảo vệ khai thác hợp lý tài nguyên nước cho huyện đảo Phú Qúy - tỉnh Bình Thuận 
  Tổ chức chủ trì Viện Địa lý Tài nguyên Tp.HCM 
  Cơ quan cấp trên trực tiếp của tổ chức chủ trì Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận 
  Cơ quan chủ quản UBND Tỉnh Bình Thuận 
  Cấp quản lý nhiệm vụ Tỉnh, Thành phố 
  Chủ nhiệm nhiệm vụ TS. Lê Ngọc Thanh. 
  Cán bộ phối hợp ThS. Nguyễn Kim Hoàng, CN. Nguyễn Phát Minh, ThS. Đỗ Văn Lĩnh, CN. Nguyễn Quang Dũng, CN. Nguyễn Thuỵ Ngọc Hân 
  Lĩnh vực nghiên cứu 20105. Kỹ thuật thuỷ lợI 
  Thời gian bắt đầu 01/12/2007 
  Thời gian kết thúc 30/06/2008 
  Năm viết báo cáo 2009 
  Nơi viết báo cáo TP. Hồ Chí Minh 
  Số trang 87tr 
  Tóm tắt Tài liệu đo từ trường đã phát hiện biểu hiện đứt gãy AA’ có phương tây bắc – đông nam ở phía bắc đảo và đứt gãy BB’ có phương đông bắc – tây nam đảo. Kết qủa này là yếu tố góp phần xác nhận sự tồn tại hai đứt gãy F3 và F5. Trên tuyến đo địa vật lý T1 đến T7 đều phát hiện các dị thường địa chấn và ảnh điện được minh giải là có liên quan với đới đập vỡ kiến tạo. Đây là một trong các cơ sở để xác định sự tồn tại và hoạt động của các đứt gãy, đồng thời đề nghị vị trí các hố khoan thăm dò và khai thác. Các CTHNL trẻ dần từ phía tây sang phía đông và thuộc một miền nguồn xuất sinh, chúng không có ý nghĩa về mặt cung cấp nước trên đảo. Hoạt động phun trào bazan diễn ra trong 3 đợt chính và giữa các đợt có khoảng thời gian ngừng nghỉ kéo dài. Các hoạt động phun trào bazan đã thành tạo nên các tầng chứa nước. Trong đó phụ tầng chứa nước khe nứt trong bazan nứt nẻ, có tuổi Pleistocen muộn, là nguồn cung cấp nước quan trọng hiện nay trên đảo. Cấu trúc địa chất đảo Phú Qúy được đặc trưng bởi hai tầng cấu trúc chính sau: tầng cấu trúc móng tuổi trước Kainozoi theo các tài liệu địa vật lý hiện nay, cấu trúc móng tuổi trước Kainozoi có thành phần là các đá granit ở độ sâu cỡ 1500m; tầng cấu trúc chủ yếu lớp phủ Kainozoi, bề dày cỡ 1500m có thể chia ra các phụ tầng cấu trúc sau: phụ tầng cấu trúc chủ yếu trầm tích tuổi Miocen-Pliocen, phụ tầng cấu trúc trầm tích – phun trào bazan tuổi Đệ tứ. Phụ tầng cấu trúc trầm tích phun trào bazan tuổi Đệ tứ có ý nghĩa rất quan trọng về mặt cung cấp nước dưới đất trong thời gian tới trên đảo Phú Qúy. Trên đảo tồn tại 3 hệ thống đứt gãy có phương đông bắc – tây nam, tây bắc – đông nam và á kinh tuyến. Đây là các đới đập vỡ kiến tạo chứa nước dưới đất cũng có ý nghĩa quan trọng trong cung cấp nước trên đảo. Từ độ sâu 80m trở xuống bước đầu tìm kiếm đã xác định được 3 tầng chứa nước: tầng chứa nước khe nứt trong bazan nứt nẻ, tuổi Pleistocen muộn, thời sớm; tầng chứa nước lỗ hỏng trong tầm tích tuổi Pleistocen giữa - muộn; tầng chứa nước trong tầm tích tuổi Pleistocen sớm - giữa. Tầng chứa nước lỗ hỏng trong trầm tích tuổi Pleistocen giữa - muộn có phân bố mặn nhạt khá phức tạp, bề dày thay đổi từ 40 – 160m. Độ sâu mái của tầng chứa nước trong trầm tích tuổi Pleistocen sớm - giữa nông dần từ phía tây bắc đảo đến phía đông nam đảo. Bước đầu đã xác định sáu đới tiềm năng chứa nước trên đảo Phú Qúy, trong đó đới 2 có tiềm năng chứa nước dưới đất lớn nhất. Ngoài ra, cũng cần chú ý đến caá khu vực giao nhau giữa các đới, là nơi có tiềm năng nước dưới đất rất lớn. Chúng vừa có khả năng bổ sung nước cho nhau, vừa có khả năng thu nước từ nhiều hướng khác nhau. Việc nghiên cứu và xác định các đới đập vỡ kiến tạo và hai tầng chứa nước trong trầm tích tuổi Pleistocen giữa - muộn và trầm tích tuổi Pleistocen sớm - giữa đóng vai trò quan trọng trong tìm tiếm, khai thác và bảo vệ nước dưới đất trên đảo Phú Qúy. 
  Từ khoá bảo vệ, khai thác tài nguyên nước 
  Nơi lưu trữ VN-SKHCNBTN 
  Trạng thái Đã nghiệm thu 
 


   Tìm kiếm cơ bản    Tìm kiếm nâng cao

Copyright © by NASATI

Tel: 04-39349923 - Fax: 04-39349127